logo

DẦY VÀ MỎNG ĐỐI VỚI THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ

DẦY VÀ MỎNG ĐỐI VỚI THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ 

 

Trước tiên, kính mời các bạn thưởng thức một bài thơ lục bát tuyệt hay: 

 

Những người thắt đáy lưng ong 

Vừa khéo chiều chồng vừa khéo nuôi con 

Nhưng người béo trục béo tròn 

Ăn vụng như chớp đánh con cả ngày. 

 

Chẳng hiểu sao người xưa đặt ra câu phong dao trên đây theo ý nghĩa nào? Đúng hay là... sai bét nhỉ? 

 

Xin thưa, mời đọc phần tiếp theo này nhé: 

 

Khéo chiều chồng chỉ đúng theo nghĩa yêu đương tình dục mà thui! Và khéo nuôi con chắc chắn hkông thể đúng theo cách nhìn của tướng thuật về nghĩa vượng phu ích tử được! Còn béo tròn thì lại cần phải xét cho kỹ; Nếu cái béo núng nính, thịt mỡ quá nhiều so với xương cốt thì đúng thật là thứ đàn bà ăn vụng như chớp, đánh con cả ngày thật rồi! Chẳng những thế, tướng cách "nhục bất xứng cốt" chưa chắc đã có thể có con để mà đánh mắng. 

 

Theo tướng thư đàn bà thắt đáy lưng ong thuộc loại mình mỏng không trọng hậu, là tướng cách phong trần đa truân mặc dù, đó cũng là tướng cách phong lưu. Về phụ nữ, tướng thuật lấy hậu trọng mình đầy đặn làm thượng cách cho phú cũng như quý. Người ta có thể kiểm chứng định luật này rất dễ dàng bằng cách trông tướng phu nhân của các vị nguyên thứ kể từ nữ hoàng Elizabeth, hoàng hậu Sirikit, Farah Dibah... không ai là không có cái cách "yêu viên bối hậu" (lưng dầy eo tròn) ngoại trừ Jacqueline Kenedy. 

 

Đàn bà khác với đàn ông ở tướng dầy mỏng này. Đàn ông điển hình, mộc hình gầy cao thanh tú là quý! Nhưng đàn bà tướng thân như phong liễu không bao giờ là tốt cả. Đọc trong Hồng Lâu Mộng tác giả Tào Tuyết Cần tả các mỹ nhân nào là Tiết Bảo Cầm eo như con thuỷ xà, thân như trái đào non; nào là Sử Sương Vân lưng ong tay dài, trông đẹp tựa như con thiên nga; nào là Vương Hi Phượng với hai câu "Phấn diện hàm xuân uy bất lộ, đan thần vị khải tiếu tiên khai". Hết thẩy đều có vẻ đẹp thân như phong liễu cho nên Hồng Lâu Mộng mới là cuốn tiểu thuyết diễm tình đầy nước mắt. 

 

Nói đến tướng hậu trọng cần phải lưu ý những điểm căn bản sau đây: 

 

Hậu trọng là dầy và nặng theo nghĩa đen. Tuy nhiên nếu người dầy và nặng thì bước đi phải nhẹ nhàng, sách tướng gọi là "Thân trọng bộ khinh" (mình nặng mà bước nhẹ) - thế mới quý. Trái lại mình dầy nặng mà đi như huỳnh huỵch như lăn cối đá, ầm ầm như xe tăng lên dốc là không đúng cách. Thêm nữa, những người mình nhẹ mà bước nặng là có tướng làm nô tỳ. (hoặc cái gì đó tệ tương đương như thế) 

 

Tuy nhiên, hậu trọng không phải là béo múp béo míp, mỗi khi cử động hay cười nói là thịt lại rung lên, núng nính! 

Sách tướng dạy: 

 

Nhục đa cốt thiểu (thịt nhiều xương ít) là tướng tú bà, tướng không con. Xương với thịt phải cân xứng tuyệt đối. 

 

Hậu trọng thì cần da dẻ mịn màng, không bóng lên như bôi dầu. Da bóng nhễ, mình dầy là dâm tiện chi tướng. 

 

Hậu trọng còn cần "nhục tàng" (thịt ẩn) nghĩa là chắc gọn, không sồ sề, lôi thôi. Sồ sề là tướng tham ăn tục uống hết cả phần chồng phần con. 

 

Hậu trọng nhưng cốt cách phải phong thái không được thô lỗ.

DUNG NGHI TƯƠI TẮN VÀ DUNG NGHI BUỒN BÃ. 

 

Tướng thuật có đưa ra một định lý cơ bản là tướng tuỳ tâm biến (tướng do tâm mà biến đổi) tinh thần ảnh hưởng mạnh đến hình thái và sinh lý. Phàm con người ta lúc nào cũng uất giận, ưu sầu thành thói quen sẽ khiến cho bộ mặt hình dạng thành tướng bần khổ. Sách tướng viết: 

 

Ưu tư làm hại con tim, buồn bực làm cho khí tiêu tán. Bởi thế các đạo gia xưa thường dậy người ta lấy tinh thần hoan hỉ để nuôi dưỡng thần khí. Người vui tính bao giờ cũng không mau già và dễ gặp may mắn! 

 

Nguyễn Du trong truyện Kiều ngay từ đầu đã nói rõ cái lý do đoạn trường của nàng Kiều hiển hiện qua tâm lý lúc nào cũng buồn khổ. Nàng giỏi cung thương ca khúc nhưng luôn luôn bị ám ảnh bởi một thiên bạc mệnh lại càng não nhân. Cho nên khi ngang qua mộ Đạm Tiên nàng đã linh cảm đây chính là cuộc đời nàng để mà ủ dột nét hoa, sầu tuôn đứt nối châu sa vắn dài, Kiều hầu như đã tiên đoán cho bản thân nàng: 

 

Rằng hồng nhan tự thuở xưa 

Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu. 

 

Kiều tuyệt đẹp nhưng đẹp với dung nghi buồn bã mà dung nghi buồn bã theo sách tướng không phải là một tướng tốt. Với tướng thuật dung nghi buồn bã chứa chất một cuộc đời không yên ổn ít gặp thuận cảnh mà lại gặp nhiều nghịch cảnh. Nó cũng chứa chất tính dâm của phụ nữ. Liễu Trang tướng pháp viết: 

 

Người đàn bà mặt buồn buồn hay vươn lưng thở dài là đa dâm. Thời Nhật Bản xâm lăng Trung Quốc, tạo dựng nguỵ quyền Uông Tinh Vệ và lập một cơ sở mật vụ số 716 có vụ nàng Trịnh Tần Như ám sát Đinh Mặc Thuần mật vụ trưởng đã làm sôi nổi lòng yêu nước của thanh niên nam nữ Trung Quốc lúc đó. 

 

Trịnh Tần Như là hoa khôi của một trường nữ học Thượng Hải, nàng đẹp mê hồn, dung nghi càng đẹp với những nét buồn thảm. Hàng ngày Trịnh Tần Như đạp xe đi học, với tuổi 16 ngây thơ, không ai ngờ nàng là một gián điệp quan trọng của Trùng Khánh (thuộc chánh phủ kháng chiến). Đinh Mặc Thuần say mê Trịnh Tần Như và nhờ vậy nàng đã mang về cho phe kháng chiến nhiều tin tức quý báu. Sau đó nàng đột nhiên được lệnh hạ sát Đinh Mặc Thuần theo kế hoạch đúng ngày đúng giờ nàng phải dụ Thuần đến một tiệm buôn lớn ở Thượng Hải, xuống xe nàng sẽ ra trước và nhoài người nằm xuống, nơi ấy đã có người đợi sẵn lia vào trong xe một loạt đạn tiểu liên. Kết quả Đinh Mặc Thuần không chết và Trịnh Tần Như bị gián điệp Nhật bắt đem xử tử. Lúc ra pháp trường, nàng chỉ đưa ra yêu cầu đừng bắt vào mặt nàng để dung nhan đẹp của nàng còn nguyên vẹn. Về sau, người ta tìm thấy cuốn nhật ký của nàng trong đó ghi về lời thầy tướng số đoán tướng nàng sẽ "bất đắc thiện chung" vì lẽ buồn rầu quá lộ trên mặt sắc đẹp của nàng. 

 

Với văn chương, "Người em sầu mộng" đúng là một tuyệt tác của muôn đời, tuy nhiên tướng thuật lại nghĩ khác và không bao giờ hài lòng với nhan sắc diễm lệ lại đi đôi với tâm lý "táng hoa dạ khốc" trong tiểu thuyết "Tuyết hồng lệ sử".