logo

LUẬN VỀ TƯỚNG HỒNG NHAN BẠC MỆNH

LUẬN VỀ TƯỚNG HỒNG NHAN BẠC MỆNH 

 

Mở đầu tập Chinh phụ ngâm ông Đặng Trần Côn viết: 

 

Thiên địa phong trần 

Hồng nhan đa truân 

Du du bỉ thương hề thuỳ tạo nhân 

 

Bà Đoàn Thị Điểm dịch: 

 

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi 

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên 

Xanh kia thăm thẳm từng trên 

Vì ai gây dựng cho nên nỗi này. 

 

Hồng nhan bạc mệnh đã thành thiên cổ tục ngữ. 

 

Hồng nhan đa truân là lẽ thường tình trong vấn đề nhân sinh. 

 

Bạc mệnh là chết sớm, chết non, phận mỏng, lao đao. Đa truân nghĩa là phiêu bồng, lãng đãng. 

 

Hồng nhan là những người đàn bà trời ban cho một sắc đẹp cực kỳ diễm lệ. Hồng nhan cũng là những người đàn bà trời ban cho một tâm hồn mẫn tiệp tài hoa thu hút nam phái. 

 

Thiên địa phong trần là cơ duyên để tạo thành những cảnh thảm sầu bạc mệnh và đa truân. 

 

Về tướng thuật trước hết hồng nhan có liên hệ phần nào đến tướng khắc sát chồng. 

 

Tại Trung Quốc có lưu truyền từ lâu đời một truyện thơ ngụ ngôn kể rằng: 

 

Có ba vị lão nhân ngồi uống rượu, đánh cờ bên dòng suối vẻ mặt ai nấy đều thanh thản, vui sướng. Có người đến chắp tay hỏi ba cụ về cái thuật trường thọ. Thì thấy ở trong thơ ghi câu: "Thất trung lão ẩu xũ" nghĩa là (Trong nhà vợ già xấu). Cả ba cụ nói: 

 

- Nhà ngươi có biết câu tục ngữ "Hồng nhan bạc mệnh" không? Các lão đây sở dĩ thọ là bởi tại vợ các lão đây không thuộc loại hồng nhan. 

 

Người kia ngạc nhiên hỏi: 

- Trường thọ với lão bà có chi quan hệ? Lấy vợ đẹp chẳng phải một đại hạnh trên đời sao? 

Cả ba cụ đều lắc đầu quầy quậy: 

- Không đâu, không phải là đại hạnh đâu. "Hồng nhan bạc mệnh yêu khắc phu" . 

Hai chữ bạc mệnh ở đây là phận mỏng trên phương diện khắc phu. 

 

Sách tướng nói: 

 

"Tất cả những gì thái quá cũng không tốt! Sắc đẹp quá hay xấu quá đều thuộc tướng sát phu nếu chính bản thân người đó không yểu!" 

 

Bạc mệnh không chỉ đơn thuần là non yểu như người ta vẫn quan niệm đã thành thói quen từ lâu nay. 

 

Đa truân vốn là nghiệp dĩ của hồng nhan, nếu người đàn bà hồng nhan có nhiều tiện tướng hay dâm tướng (sẽ giải thích ở sau). Có thể nói khác đi cái đẹp là nguyên nhân của đa truân, còn ai đa truân bằng những danh kỹ và nếu không đẹp thì làm sao trở thành danh kỹ? 

 

"Nhất song ngọc tí thiêm nhân trẩm 

Bán điểm chu thần vạn khách thường. " 

Dịch: 

"Đôi cánh tay ngọc cho vạn người gối 

Nửa vành môi đỏ để vạn nguời hôn.

 

Không lẽ bọn phong lưu hoa công tử đổ xô đi gối tay người hôi nách xấu xí, để thưởng thức cái môi sứt hay sao? 

 

Thiên nhân trẩm và vạn khách thường xưa nay vẫn là nghịch cảnh vạn cổ sầu của hồng nhan vậy. 

 

Sách tướng nói 

 

Người đàn bà cần có vẻ đẹp đoan trang, quỷ quái (hihi nhầm, quý phái) và rất kỵ vẻ đẹp yêu mị tiện cách. Nếu đẹp yêu mị tiện cách thì đó chính là đẹp hồng nhan bạc mệnh. 

 

Nói đa truân, nói bạc mệnh không phải chỉ ở địa vị tầm thường như ca kỹ hay bần gia nữ mới phải gánh chịu. Một khi đã phạm tướng hồng nhan bạc mệnh rồi thì dù ở địa vị tột đỉnh cũng chẳng tài nào tránh khỏi! 

 

Như cuộc đời nàng Lục Châu vợ của phú gia địch quốc Thạch Sùng. Quê Lục Châu ở Hợp Phố nơi sản xuất những ngọc quý, nàng họ Lương. Lịch sử ghi chép nàng là một mỹ nhân nổi tiếng đời Tấn. Các tay buôn ngọc đồng ý với nhau lấy tên Lục Châu là một loại ngọc quý nhất, đắt nhất mà đặt tên nàng. Đương thời có một triệu phú danh tiếng giàu có thành điển cổ của Trung quốc tên là Thạch Sùng nhân lần viếng thăm nước Giao Chỉ, lúc về qua Hợp Phố (thuộc tỉnh Quảng Tây) đã gặp nàng Lục Châu. Thạch Sùng cậy người mai mối với sính lễ ba đấu ngọc lớn đắt vô kể. Cha mẹ nàng thuận gả cho Thạch Sùng làm ái thiếp. Thạch Sùng đem nàng về đất Lạc Dương ở tỉnh Hà Nam, ở đây Thạch Sùng có một dinh cơ cực kỳ mỹ lệ là Kim Cốc Viên nơi mà nhiều danh hoạ đã từng lấy làm đề tài cho hoạ phẩm. Trong Kim Cốc Viên mỹ nhân nhiều như mây tụ, nhưng từ khi có Lục Châu đến thì sắc đẹp của mọi người lu mờ ảm đạm hết, Thạch Sùng giao du quảng bác, từ khi được Lục Châu quán xuyến công việc giao thiệp thì Kim Cốc Viên càng nổi danh. Trong đám bạn bè lai vãng của Thạch Sùng có tên Tôn Tú là người thân tín của Triệu vương Tư Mã Luân. Tôn Tú mê Lục Châu đã nhiều lần chọc ghẹo Lục Châu bị nàng cự tuyệt, Thạch Sùng nổi giận cấm cửa Tôn Tú, Tôn Tú oán giận. Nhân cơ hội Thạch Sùng không ủng hộ Triệu vương trong sí đồ thoán nghịch, Tôn Tú sui Triệu vương mang quân đánh Kim Cốc Viên bắt giết Thạch Sùng, nàng Lục Châu chạy lên lầu cao nhảy xuống tự vẫn. Cái chết của Lục Châu trở thành một kịch phẩm hay của Văn học Trung Quốc, đó là vở kịch Trụy Lâu. 

 

Một chuyện khác nữa là chuyện Mai Phi: 

Mai Phi là một phi tần rất được sủng ái của Đường Minh Hoàng. Nhưng từ khi Dương Thái Chân tức Dương Quý Phi vào cung thì Mai Phi bị thất sủng. 

Nàng sinh ra đời ở Mai Hoa thôn tên thực là Giang Thái Tần do Cao Lực Sĩ tuyển về Trường An. Đường Minh Hoàng vừa trông thấy là mê luyến ngay. Nhân vì nàng yêu hoa mai nên Đường Minh Hoàng gọi nàng là Mai Phi. Mai Phi có sắc dáng mảnh dẻ và hai mắt sáng như viên ngọc. Về sau Đường Minh Hoàng đổi tính yêu người bụ bẫm (!) là Dương Quý Phi nên xa lánh nàng. Vì Dương Quý Phi có tính ghen ghê gớm, bởi vậy Đường Minh Hoàng đôi lúc nhớ đến sủng phi cũ thì cũng không dám bén mảng đến Thượng Dương cung nơi nàng ở. Một lẫn, có sứ thần dâng vua đôi trân châu, Đường Minh Hoàng tưởng nhớ Mai Phi, lén gọi người thân tín đem lại tặng nàng. Mai Phi buồn rầu không nhận gửi trả lại cùng với 1 bài thơ như sau: 

 

Liễu diệp song mi cửu bất miêu 

Tàn trang hoà lệ ố hồng tiêu 

Trường môn tự thị vô sơ tẩy 

Hà tất trân châu uỷ tịch liêu. 

Dịch: 

"Lâu rồi không vẽ chân mày lá liễu 

Quần áo xưa đã hoen ố lệ buồn 

Cửa ngõ căn phòng không còn lau rửa 

Thì cần gì châu ngọc để vỗ về nỗi cô đơn.

Về sau, An Lộc Chân khởi loạn, Đường Minh Hoàng phải rời kinh đô chỉ mang theo Dương Quý Phi. Mai Phi ở lại bị giết trong cơn binh lửa. 

 

Lịch sử tướng thuật chép: Mai Phi và Lục Châu đều có đôi mắt "Nhãn lệ uông uông", lúc nào cũng ướt như đầy nước mắt. Đó là một phạm kỵ vì theo tướng thuật người đàn bà đẹp cần có nét tươi nếu "Diện đới sầu dung" là sẽ bị "Bất đắc thiện chung". 

 

Nói đến hồng nhan bạc mệnh người ta không thể quên cái chết của ngôi sao chiếu bóng Lâm Đại. Khi báo chí loan tin Lâm Đại tự tử, các nàh tướng số tại Hương Cảng đã thi nhau giảng luận về tướng và mệnh của nàng. Số mệnh học của Trung Quốc thường căn cứ vào tướng và số, nếu nhìn tướng có điều không giải đáp được thì phải xem số; Nếu xem số có sự gì quá khó khăn không khám phá được hoặc không dám xác quyết thì lại phải xem thêm tướng. Điểm đáng chú ý trên gương mặt của Lâm Đại là đôi mắt nàng có hung quang lại cộng thêm vào đấy tính tình của nàng rất nóng nẩy, bạo tháo. Tướng diện và tướng tâm khắng khít với nhau tạo ra một thứ đaỏn mệnh tướng cho nàng. Theo sách tướng thì mắt lộ hung quang chẳng những đoản mệnh mà còn dễ bị bạo tử hoành nghĩa là chết không toàn hoặc chết bất đắc kỳ tử. Ai đã xem phim Lâm Đại đóng tất không thể không lưu ý diện mạo nàng có ba đặc điểm: 

1 - Quang lộ 

2 - Quyền cao 

3 - Nhãn hung 

Quang lộ tức tài lộ, lộ tài thường chiêu oán! 

Quyền cao thường chiêu kỵ (nghi kỵ, ganh ghét)! 

Nhãn hung tức tính hung, tính hung ắt chiêu hung! 

Đàn ông mà quang lộ, quyền cao, tính hung chính là tướng du đãng giết người và bị giết, nếu không là tướng tự tử. Gia Cát Lượng khi xưa cũng mắt lộ, quyền cao nhưng vì không có tính hung nên được thiện chung. 

Tướng Lâm Đại là tướng trọng hậu rất tốt, mặt nàng ít vẻ hồng nhan bạc mệnh nhưng vì tính hung đi đôi với quyền cao nhãn lộ nên kết cuộc tính mệnh bất đắc thiện chung vậy. 

 

Bởi vậy, sách tướng thuật mới nói: 

Tướng do tâm sinh, tướng do tâm cải. 

Tâm tướng ảnh hưởng rất nhiều đến hình tướng. 

 

Tuy nhiên cái chết của Lâm Đại vẫn còn gây nhiều tranh luận trong giới tướng số. Họ lập luận mặc dù tính tình Lâm Đại bạo tháo nhưng nàng có vẻ đẹp trung hậu, mặc dù đôi mắt Lâm Đại chứa đầy chất hung quang nhưng nàn lại có vẻ đẹp đường mật dịu dàng. Thêm nữa nếu bảo nàng chết vì nhãn tướng thì vận mắt là 37, 38 tuổi - tất không thể chết vào vận 30 tuổi. Đó là một câu vặn hỏi có lý, cho nên nhà đoán tướng phải mượn thuật số để giải đáp. 

 

Người Trung Quốc là cha đẻ ra Tử Vi nhưng họ không (thích) xem Tử Vi mà họ xem số Bát tự. Lâm Đại sinh năm 1934 (Giáp Tuất), ngày 26 tháng 12 giờ Ngọ. Chuyển thành bát tự là: 

 

Giáp Tuất -- Đinh Sửu -- Bính Ngọ -- Giáp Ngọ 

 

Toàn số Hoả Mộc chiếm tám phần mười. Mộc trợ Hoả thái quá làm cho người mang số đó trở thành ngoạn ngạnh tư ý tạo thành kiếp khổ sinh hay hung thủ. Cho nên khi Lâm Đại chít vào đúng lúc giữa hoả viêm thổ táo, tháng 6 ngày Đinh Mão giờ Ngọ. 

 

Hành vận 28 tuổi của Lâm Đại là Giáp Tuất, lưu niên của hành vận Giáp Tuất năm 30 tuổi là Giáp Thìn cộng mệnh số thành ra 3 Hoả 4 Mộc đốt - thế là đen thui! 

 

Hồng nhan với hào kiệt chung một kiếp. 

 

Hồng nhan bạc mệnh. 

Hào kiệt thán phiêu linh. 

 

Nhưng nếu nói theo triết lý nhân sinh thì hồng nhan mà không bạc mệnh thì thật là vô duyên mà bạc mệnh nhưng không hồng nhan thì cũng chả có gì đáng để nói! Cũng như hào kiệt anh hùng mà không phiêu linh thì cũng chỉ là những hào kiệt anh hùng "hàng mã"!