THẦN
"Thần" là một khái niệm căn bản của tướng học Á Đông, nhưng lại là một ý niệm rất khó diễn tả. Một phần vì người xưa học tướng theo lối tâm truyền, lấy trực giác và kinh nghiệm để lĩnh hội dần dần nên không cần và có thể nói là không thể diễn tả đầy đủ, một phần là nếu vài ba cuốn tướng học cổ điễn tả thì lối diễn tả đó vừa mơ hồ vừa huyền bí khiến người đọc bị hoang mang như lạc vào mê hồn trận. Thật sự, bản chất của thần không có gì là hoang đường, cũng không đến nỗi khó lĩnh hội cho lắm.
Đến giúp độc giả hiểu được ý niệm thần trong tướng lý Á Đông, soạn giả cố gắng phác họa lấy ý miệm thần theo một khảo hướng thực tiễn, ngược lại với lối diễn tả huyền bí của sách vở cổ điển bằng cách đưa ra nhiều ví dụ cụ thể trước khi đi vào phần định nghỉa lý thuyết.
Trong đời, hẳn mọi người đều có dịp quan sát lắm cặp mắt có nhãn lực đặc biệt khó quên. Nhãn lực đó khi đầy ác khiến kẻ nhìn phải khiếp sợ, có khi đầy vui tươi khiến kẻ nhìn quyến luyến. Những loại ánh mắt đó gọi là ánh mắt có thần. Ngược lại, cũng có nhiều đôi mắt ảo não, xa xăm, lờ đờ, thiếu sinh lực, hoặc không gây một cảm giác nào cho người quan sát: đó là những ánh mắt thiếu thần.
Có những tư thế đi, đứng, ngồi chũng chạc, ổn trọng tự nhiên, tạo một cảm giác uy nghi khả kính: đó là những tác phong có thần.
- Có nhiều giọng nói chanh chua gây tức giận, hoặc hùng hồn làm cho hân hoan phấn khởi, hoặc trong trẻo, êm dịu truyền cảm, khiến người nghe như bị thu hút bàng hoàng: đó là hợp âm thanh có thần.
Một phụ nữ nhan sắc có hấp lực lôi cuốn sự chú mục không ngừng, khiến mọi người phải nhìn, nhìn hoài không chán, hoặc lúc nhìn mà động lòng ham muốn hay tấm tắc khen ngợi: đó là nhan sắc có thần.
Cũng có phụ nữ không mấy xinh đẹp nhưng cách đi, cách đứng, giọng nói, nụ cười đều toát ra vẻ thùy mị, đoan trang khiến con người sinh lòng cảm mến cũng là loại người có thần.
Trong đoàn vũ công dang biểu diễn, có người diễn xuất nổi bật hơn hết khiến cho khán giả thấy được ý nghĩa của điệu vũ qua cử chỉ, vũ công đó có thần trong điệu vũ.
Những cụ già dù gần đất xa trời, nhưng vẫn còn đầy vẻ quắc thước, nghiêm phong, dũng liệt là những kẻ có thần.
Những trẻ em nhìn vào là thấy ngay tướng thông minh, đĩnh độ cũng là hạng người có thần.
Những ví dụ trên cho thấy thần được biểu lộ không những ở đôi mắt mà còn trên toàn thể khuôn mặt, trong phong thấy, giọng nói, nụ cười, trong thế cử động và cả trong thế bất động của con người nữa. Thần được phát lộ rõ rệt nhất lúc vui, lúc hứng, lúc giận, lúc sợ, lúc ham muốn, lúc cãi cọ, lúc thuyết phục, lúc đấu võ, lúc đánh kiếm.
Tóm lại, bất cứ lúc nào con người thoát khỏi trang thái bình thường mà toát ra những nét khác biệt kẻ phàm, trong ánh mắt, tướng đi, đứng, nằm, ngồi, cười thì đó vẫn là người có thần. Chính trong trạng thái bình thường ta thấy thần khó được lý hội nhất. Người xem tướng bao giờ cũng gặp phải đối tượng và trang thái này.
Những ví dụ và sự diễn tả trên cho phép ta địng nghĩa thần như sau: Thần là âm hưởng nhận thức được trên các nét tướng con người, là tiếng dội trong tâm hồn người xem tướng của những nét tướng quan sát được, chỉ những nét tướng nào tạo được những cảm giác, cảm tướng, cảm xúc, dư âm trong tâm tư người xem tướng thì mới là những nét tướng có thần. Trái lại, những nét tướng nào không có ý nghĩa, không gây một chấn động nào trong tâm tư, không có gì khác biệt với thiên hạ là những nét tướng thiếu thần. Những nét tướng lộ thần rõ rệt (như sát khí trong ánh mắt, sự thô bạo của cử chỉ, tiếng nói lớn, giọng cười to) thì bất cứ người phàm nào cũng quan sát được.
Nhưng có những nét tướng không lộ thần một cách rỏ rệt đối với người phàm thì chỉ có nhà tướng thuật thượng thừa mới tra xét được thần khí mà thôi. Như thế, quên chuẩn nhận thức thần là trực giác riêng của thần tướng. Đây hiển nhiên là tiêu chuẩn hết sức chủ quan và cá biệt. Việc khảo sát thần sở dĩ khó là vì lí do, và sự khác nhau giữa các nhà tướng chính cũng vì nguyên nhân trên.
Đề định nghĩa giản dị hơn, thần là tinh thần. Đó là nguồn động lực tiềm ẩn trong con người, kết tinh từ sự ham muốn, từ ý chí, từ nghị lực, từ tình cảm, từ trí tuệ, từ huyết thống, từ văn hóa được phát lộ ra ngoài, ít hay nhiều, mạnh hoặc yếu.
Nó có thể tiềm ẩn hoặc phat lộ, khang kiện hay suy nhược. Xem thần là xem tinh thần, xem nội tâm, xem phần chân tướng bên trong qua những nét phát biểu ra ngoài. Thường khi cái bên ngoài không gói ghém hết cái sinh động và uẩn khúc bên trong. Vì vậy, thuật xem tướng bao giờ cũng phải cố gắng thấu đáo nội tâm thì mới đạt tiêu chuẩn. Đó là lí do tại sao khảo sát thần phải bằng mắt chưa đủ mà phải dùng đến tâm để tìm hiểu tâm. Cái khó của việc quan sát Thần là ở chỗ đó. Cái vi điệu cũng từ đó mà ra.
NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THẦN
a) Con người, bẩm thụ tihn hoa của trời đất mà sinh ra. Thần là vật vô hình, là tinh hoa tối cực của con người có trước rồi mới có hình hài. Hình hài sở dĩ có là đến chứa đưng nội thần. Do đó thần bàng bạc trong nội tang con người. Lúc ngủ thì nội thể, lúc thức thì hiện ra ở cặp mắt. Đối với chúng ta, lập luận trên không đủ nhưng có vài điểm khả dụng.
Những điểm khả dụng đó soạn giả sẽ đề cập đến ở những đoạn sau:
b) Vai trò cặp mắt trong việc quan sát Thần qua những ví dụ đan cử ở đầu phần này, chúng ta thấy thần rất bao la bàng bạc chứ không phải chỉ thu hẹp ở cặp mắt. Nhưng hẳn chúng ta đều có dịp ngắm những bức học chân dung con người, ta thấy bức họa vẽ linh hoạt hay không phần lớn là ở cặp mắt. Mạnh Tử đã từng nói: "Quan sát người thì quan sát ở cặp mắt, mắt chính đính thì tâm hồn ngay thẳng, mắt tà vay thì tâm tính cũng tà vay". Tây phương cũng có câu: "Cặp mắt là cửa sổ tâm hồn ". Thần là tinh hoa, là tấm gương phản ánh tâm hồn con người. Thế mà quan sát mắt ( nói đúng ra là quan sát ánh mắt) ta biết được tâm hồn nên cổ tướng học nói là quan sát ở mắt, tuy chưa đầy đủ nhưng không phải là vô lý.
Vả chăng, quan sát mục quang ta biết được nhiều về thần của con người hơn bất kỳ bộ vị hoặc nét tướng khác. Chẳng hạn ta có thể biết ánh mắt mạnh hay yếu, dữ hay hiền hoà, gian xảo hay thuần phúc. .. Do đó, ta phải thừa nhận rằng vị trí quan sát thần thuận tiện nhất là cặp mắt con người.
Tuy rằng một mình nhãn thần chưa đủ để tượng định một cách dứt khoát về thần của một cá nhân, nhưng người quan sát sâu sắc có khá nhiều dữ kiện cần thiết để giải đoán về phẩm cách và vận mạng nói chung của con người. VÌ THẾ NGƯỜI XƯA MỚI NÓI: " Xem quí hiển hay hạ tiện thì xem ở mắt" và ở đây ta đặt trong tâm vào việc quan sát mắt để suy luận và tìm hiểu về thần.
c) Phân loại Thần qua mục quang Trong tướng học Á Đông nói đến thần qua cặp mắt thì điểm cần đặc biệt chú ý không phải là hình dạng của mắt mà là tính chất của mục quang. Quan sát mục quang gúp ta phân loại được các loại Thần của con người và định được sự tương quan hợp nhãn thần với công danh sự nghiệp của một cá nhân. Đại để, căn cứ vào mục quan ta phân biệt được:
1 Thần tàng
Đây là nét thượng thừa cách về nhãn thần. Thần tàng có nghĩa lá ánh mắt sáng sủa giữa không rực rỡ tương tự như một hạt ngọc ở trong tư thế an tĩnh phát ra ánh sáng nhưng ánh sáng đó ở cặp mắt có tính cách phảng phất, nhẹ nhàng, thoáng qua như không có nhưng nhìn kỹ, ngắm lâu ta mới phát hiện được. Loại nhãn thần ẩn tàng này rất hiếm nhưng kẻ có loại nhãn thần này là dấu hiệu chác chắn thành đạt được đại nghiệp, hưởng phú quí lâu dài.
2 Thần lộ
Ngược lại với Thần tàng thì gọi là Thần lộ. Lộ ở đây không những tròng mắt lồi ra để lộ cả tròng trắng mà ánh mắt cũng quá lộ liễu tựa như cọp nhìn con mồi chằm chằm, ánh mắt sáng rực tựa bao nhiêu tinh anh của con người đều theo ánh mắt mà tiết ra ngoài. Đó là đều đã được Nguyễn Du tả qua hai câu thơ trong Đoạn Trường.Tân Thanh:
Tinh anh phát tiết ra ngoài Ngàn thu bạch mệnh một đời tài hoa Dưới nhãn quang tướng học, thần lộ là kẻ tinh hoa phát tiết chủ về gin tham hình khắc, có may được quý hiển thì cũng chỉ được một quảng thời gian ngắn rồi lại lụi tàn. Số thọ cũng không được dài vì tinh hoa lộ thì thần mau kiệt mà thần là căn bản của thọ mạng.
3 Thần tĩnh
Thần tĩnh ở đây có nghĩa là mục quang sáng sủa tự nhiên hiền hòa không nôn nả, giống như mặt nước mùa thu, nhưng thoáng thấy rồi lại không thấy rõ, nhìn thật lâu lại thấy rõ. Nói một cách khác, thần tĩnh chính là lối gọi tinh thần thư thái nhàn hạ thì hiện qua ánh mắt. Người có loại thần tĩnh tâm tính nhân từ không hiểm độc, cuộc đời thanh nhàn, ít sóng gió. Đó là tướng học loại người thanh quí.
Thần cấp là loại ánh mắt phát sáng phát động không ngừng giống như một hỏa diệm sơn phun
lửa liên miên. Đó chính là loại mục quang của loại mắt jhỉ, trông thoáng qua là nhận ra ngay tính tình nóng nảy, khích động. Nếu ngôn ngữ, đi đứng, ăn nói đều có Dáng vẻ gấp gáp thì kẻ đó sớm phát đạt nhưng cũng mau tàn.
Khuôn mặt lúc mở lúc, khi thu nhỏ, mục quang có oai lực tự nhiên khiến người khác nhìn vào cảm thấy kiên nể. Loại nhãn thần này là dấu hiệu của hạng người làm nên sự nghiệp phi thường. Chẳng hạn như cặp mắt của nhà độc tài Đức quốc xã A.Hitler, khi nhìn ai cũng như chế ngự kẻ đó khiến kẻ đối diện chỉ biết cúi đầu khuất phục.
Đó là loại mục quang mờ mịt, ánh sáng yếu ớt gần như không có, đại khái như mắt heo, mắt cá (xem phần nói về các loại mắt điển hình trong tướng học) Loại mắt này tượng trưng cho cá tính ươn hèn suốt đời không làm nên chuyện gì thường chết yểu.
Loại mục quang này phần nào giống như loại thần tĩnh nhưng khác ở chỗ thầ tĩnh chỉ về sự ổn cố thanh thản còn thần hoà là ánh mắt chẳng những hiền dịu thường xuyên mà khuôn mặt sắc thái lúc nào cũng tươi vui lạc quan, dù lúc giận dữ cũng không mất vẻ từ ái, chẳng hạn cặp mắt của bức tranh ông Thọ của người Trung Hoa hay Phật Di Lặc trong các chùa chiền. Về mặt cá tín. người có ánh mắt xếp vào loại thần hoà tâm tính lúc nào cũng hồn nhiên bất chấp ngoại cảnh, không bao giờ mưu tính hại người. Về mặt mạng vận. ít khi bị lâm vào cảnh nguy hiểm ngặt nghèo, không quý hiển thì cũng không bao giờ đói rách, khốn khổ.
Mục quan lúc nào cũng hớt hải lấm lét như đại họa sắp tới dù rằng thực tế không có gì đáng sợ. Đó là tình trạng của ke có tâm hồn bất định, ăn uống, nằm ngồi lúc nào cũng có vẻ bồn chồn, hốt hoảng bất an. Kẻ có mục quang như thế, công danh sự nghiệp hoặc thọ số không được bền lâu, thường nửa đường gãy đổ.
Ánh mắt hôn mê, lúc nào cũng như người ngái ngủ (xem lại Túy nhãn trong chương nói về mắt).Loại người có mục quang này tâm tính hồ đồ, thiếu sáng suốt, thường dễ bị ngộ độc (ẩm thực, sắc dục. ..) mà chết hoặc tiêu tan danh vọng sự nghiệp.
Ánh mắt thất thần, sắc mặt thẫn thờ. Đó là trường hợp thường thấy ở những người gặp lúc kinh hoàng tột độ thì mặt thộn ra, chân tay cứng đờ tựa như lúc thấy ma. Nếu chỉ xảy ra trong trường hợp bất thường quá đột ngột thì đó la dấu hiệu của tin thần yếy đuối bạc nhượ, không tự chủ được. Nhưng nếu không vì sự kinh hoảng mà bỗng nhiên mục quang thất thần thì lại là dấu hiệu tinh lực khô kiệt báo hiệu thọ số sắp đứt đoạn.
d) Phân biệt vài đặc thái của nhãn thần
Như trên đã nói, trong khi quan sát thần người ta nghĩ ngay đến tinh hoa của con người phát hiện ra trong nhiều lãnh vữc và dưới nhiều hình thái nhưng chủ yếu vẫn là ở cặp mắt. Nói đến mắt ta không nên chú trọng nhiều lắm tới hình thể của nó ( lớn nhỏ, nông sâu, dài ngắn, rộng hẹp. ..), à phải để ý đến mục quang. Chính mục quang mới gíup ta nhận định va phân biệt được nhãn thần. Mục quang nói chung có thể ở vào một trong hai trường hơp chính.
Đây là loại ánh mắt có vẻ sáng nổi, hời hợt, người tinh mắt có thể bằng trực giác nhận ra rằng ánh mắt tuy có vẻ sáng tỏ mà thực ra là không có thần tựa hồ như mặt trăng phản chiếu lại ánh sáng thái dương hoặc như chất lân tinh được sơn phết vào các tấm bảng chỉ đường ban đêm sáng rực khi có ánh đèn xe rọi tới.
a) Thủ chân ( ánh sáng thực và giữ lại được):
Tròng mắt như vì sao sáng, không dao động mà tự phát quang, lúc tĩnh thì ngưng tụ, lúc động thì bừng sáng, khiến người ngoài không dám nhìn thẳng vào mắt mình.
b) Người có thủ chân quang tính tình trung thực, lương hảo danh vang thiên hạ, dù gặp nguy hiểm cũng vẫn vượt qua được.
c) Hàm chân (ánh sáng thực nhưng ẩn tàng vào mắt): ánh mắt tự phát quang giống như ánh sáng của viên ngọc quý, nhìn kĩ mới thấy vẻ sáng, khiến người ta cảm thấy dễ chịu, tự trong thâm tâm nảy sinh cảm giác hân hoan. Rộng ra khi ta nhìn thấy cây cỏ suới nước xinh tươi mà thấy ấm lòng vui mắt thì cái vẻ sáng của cảnh vật là tinh hoa của núi sông. Cái đó mệnh danh là hàm quang. Người có thần mắt thuộc loại hàm chân thì đỗ đạt sớm, lưu lại tiếng thơm cho đời.
d) Tàng chân: (sáng thực nhưng lhông lộ liễu) ánh mắt sáng mờ mờ, mới nhìn thì như không đủ mà nhìn lâu lại có vẻ dư. Kẻ có tàng chân mạng vận vinh hiển, sự sang cả lưu tới đời sau nhưng phát đạt muộn.
e) Hồi chân ( sáng thực mà như sẵn sàng tuôn ra bình thường rất khó nhìn, muốn thấy phải mở mắt thật to, lúc đó mới thấy rõ vẻ sáng. loại chân quang này thường xuất hiện trong ánh mắt những người cận thị. Nó có thể tụ hay có thể tán, hay lệch, có thể êm đềm như ánh trăng rằm, cũng có thể như ánh sao nhấp nháy. Loại chân này nên có vẻ sáng ngấm ngầm và hơi đen ám thì mới quý.
Cái quý của loại mắt có chân quang này khác hẳn với ba loại trên, tốt xấu từng trường hợp.
Những kẻ kì hình dị tuớng thành đạt đều thuộc loại này.
Tóm lại, có chân quang dù nhiều hay ít là tướng của kẻ mưu sự dễ thành, cầu công danh sẽ đạt. Đại khái, chỉ rất về mặt Thần Khí mà đoán kẻ có mục quang thuộc loại tàng chân hậu vận phát triển tốt đẹp, sự nghiệp chắc chắn viên mãn nhưng không thoát khỏi cảnh thiếu thời bị sóng gió, bị vấp váp rất nhiều trong cuộc đời, không được sống thanh thản bình dị như kẻ thuộc loại thủ chân và hàm chân. Phàm người ta dù các bộ vị có bị khuyết hãm, cốt cách có vài điểm bị xếp vào loại hạ cách mà ánh mắt lúc nào cũng có chân quang bất kể lúc nào thì cũng giống như rồng thiêng lân quý, tuy ở nơi đầm hẹp rừng tưha coi như đủ để hóa giải những khuyết điểm của hình thể và có thể đạt được phú quý vượt ra ngoài dự liệu thường tình. Đây chính là một trong nhiều