logo

ĐƯỜNG TÂM ĐẠO

ĐƯỜNG TÂM ĐẠO

(Theo J. Ranald)

           Đường Tâm Đạo là đường nhánh thưa ba của bàn tay hợp cùng 2 đường Sanh Đạo và Trí Đạo, làm thành hình chữ M.

Đường Tâm Đạo chảy ngang qua lòng bàn tay, đo lường khả năng ham muốn và xác nhận sức bành trướng của nó. Dĩ nhiên cũng như những đường khác trong bàn tay, đường Tâm đạo vẫn liên quan mật thiết với các đường khác cũng như những ấn tượng, nhất là đường Trí Đạo.

Tự nhiên một đường Tâm Đạo tốt phải gồm những hình thức rõ ràng, sâu đậm, không qúa rộng, không quá hẹp và với một màu sắc hồng hào. Một đường Tâm Đạo dưới hình thức nầy mà đều đặn suốt đường, người sẽ giàu ý chí bền gan, chánh trực, hòa hoãn và nhiều suy xét.

Đường Tâm đạo mỏng, người tánh tình lạnh nhạt, ít hay xen vào chuyện người. Sự lạnh nhạt này do bản tánh hẹp hòi, câu ngạnh. Nếu các đường khác trong bàn tay cứng mỏng như đường Tâm Đạo, người sẽ không lạnh nhạt mà rất đứng đắn. .

Một đường Tâm đạo rộmg và hơi cạn, người sẽ dễ cảm xúc và cũng dễ phẫn nộ, nhưng lúc nào cũng dễ mến.

Đường Tâm đạo sâu nhưng ngoằn ngoèo, người không chừng mực, hay thay đổi. Đường Tâm Đạo này cũng có thể say mê dục vọng, nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Người có bàn tay này luôn luôn thay đổi ái tình, say mê si tình và cũng có thể sẽ chết vì một trong những trường hợp ấy.

Nhiều đường nhỏ cắt đường Tâm Đạo, người sẽ gặp nhiều bất hạnh về tình ái.

Cũng có những đường Tâm đạo rẽ làm nhiều nhánh. Mỗi một nhánh từ đường Tâm Đạo chảy về gò nào, tâm tánh người sẽ chịu ảnh hưởng của gò ấy.

Nhiều nhánh rẽ từ đường Tâm đạo sanh đường Trí Đạo sẽ mâu thuẫn giá trị giữa 2 đường ấy, cần phải nghiên cứu tỉ mỉ mới tránh được sự lãm lẫn có thể có.

Nhiều nhánh nhỏ chảy từ đường Tâm Đạo xuống đường Trí Đạo, chứng tỏ sự xáo trộn giữa lương tri và tình cảm, nhất là về tình ái.

Trên phương diện nghiên cứu đường Tâm đạo, cần phải phân tách tỉ mỉ từng khoảng, từng đoạn, vì dường Tâm Đạo là một đường có nhiều thay đổi nhứt trong bàn tay, suốt qũang đường chảy qua của nó.

Cũng như đường Trí Đạo nơi phát nguồn của đường Tâm Đạo cũng có nhiều ý nghĩa. Đường Tâm Đạo vẫn có thể chảy về một nơi nào đó trong trong bàn tay, giữa bìa bàn tay và trung tâm bàn tay.

Nếu đường Tâm Đạo phát nguồn từ bìa bàn tay vắt ngang qua trọn một bàn tay, người đa cảm, mù quáng trong ái tình, có thể dùng đến tất cả mọi hình thức để đoạt được sự ham muốn về ái tình, dù mất cả lương tri, hay đổi bằng tánh mạng. Trường hợp này là trường họp án mạng trong tình trường.

Một đường Tâm Đạo phát nguồn dưới ngón trỏ  người say đắm ái tình, nhưng còn đủ lương tri để kìm hãm dục vọng của mình. Trường hợp này cần được để ý, nếu chỗ phát nguồn mà cao, càng sát ngón trỏ, tình càng trở thành thanh khiết. Nếu nó hạ thấp càng dang xa ngón trỏ càng nghiêng về dục vọng.

Nếu đường Tâm Đạo phát nguồn giữa hai ngón trỏ và giữa người rất thực tế trong ái tình. Đây là trường hợp của người rất chọn lựa về ái tình nhưng khi đã quyết định thì dù với giá nào cũng phải chiếm cho bằng được. Và đây cũng là trường hợp của người đặt tình ái vào tình gia đình, nghĩa là rất chung thủy trong đường vợ chồng.

Một đường Tâm Đạo phát nguồn từ gò Thổ Tinh người dâm dục quá độ. Trường hợp nầy cần quan sát gò Kim Tinh. Gò Kim Tinh càng nảy nở, người càng nhiều dục tính. Đây là trường hợp mãi dâm của bàn tay phái nữ, và trường hợp thông dâm của phái nam.

Một đường Tâm Đạo phát nguồn bằng 3 nhánh, nhánh thứ nhất dưới ngón trỏ, nhánh thứ hai dưới ngón giữa và nhánh giữa nằm giữa 2 ngón trỏ và giữa, người rất mực thước trong ái tình, nghĩa là rất quân bình về tình yêu và tình dục. Hay nói một cách khác, đâv là mẫu người đứng đắn trong tình trường. Trường hợp này nếu trong bàn tay có đường Trí Đạo đầy đủ và ngón cái to, người giàu tình ái hơn dục tình.

 Đường Tâm Đạo có hình dáng như bị cắt đứt ở nhiều khoảng. Khoảng đứt nằm ở vị trí nào sẽ chịu ảnh hưởng của vị trí đó. Nó nằm nhằm dưới ngón giữa, người yểu số. Nó nằm dưới ngón áp út, người tự phụ. Nó nằm giữa 2 ngón út và áp út người biển lận, đần độn. Nó nằm dưới ngón út, người bần tiện. Nếu đường Tâm Đạo có nhiều khoảng đứt ở nhiều vị trí không nhất định. Người đổi vợ như đổi áo.

Đường Tâm Đạo cắt đường Trí đạo, người bị xáo trộn tinh thần, trường hợp này mà đường Tâm đạo lấn hơn đường Trí Đạo người sẽ mất trí.

Đường Tâm đạo dài, người có số đào hoa, có nhiều năng lực về ái tình. Nếu là phái nữ, người yêu thương thầm kín, nhưng rất ghen ngầm.

Cuối đường Tâm đạo và Trí Đạo gần gặp nhau, người nhiều ích kỷ tham lam, tình ái xằ bậy.

Cuối đường Tâm Đạo và Trí Đạo đều rẽ làm hai, người có thiên tư, nhiều mưu mẹo, nhìn mọi việc mau lẹ, nhưng có tánh dối trá.

Đường Tâm đạo đằm nhưng ngoằn ngoèo, người giàu yêu đương và giàu ghen tuông.

Đường Tâm đạo của 2 bàn tay đều sâu đậm và gúc mắc, người hung bạo, sát nhân.

Đường Tâm Đạo đậm mà ngắn với một bàn tay cứng, khô khan, ngón gồ ghê, người nguy hiểm.

Đường Tâm Đạo ngoằn ngoèo và gúc mắc, người suốt đời đau đớn, khổ sở vì gặp phải người vợ dữ tợn, hưng ác và dâm đãng. Người cũng có thể bị đau bao tử vì tim.

Đường Tâm Đạo bi nhiều gạch tréo nhau người đau khổ vì tình duyên.

Đường Tâm đạo vắt ngang trọn bàn tay và có một nhánh rẽ lên gò Mộc Tinh người thương yêu đắm đuối, ham muốn rất mạnh.

Đầu đường Tâm đạo, Trí Đạo và Sanh Đạo dính nhau sát ngón trỏ người bất hạnh vế tình duyên. Nó dính nhau nửa chừng 2 ngón cái và trỏ, người chết đột ngột. Nó dính nhau sát ngón cái, người chết bằng cách tự tử.

Bàn tay thiếu đường Tâm Đạo, người nham hiểm. Nếu là bàn tay mạnh, người bạo ngược, hoang dâm. Nếu là bàn tay yếu, ngừời bị ruồng rẫy về tình ái. Cả 2 bàn tay đều thiếu đường Tâm Đạo, người ngắn số, kém thông minh, hay gặp bệnh ngặt nghèo.

Một điểm cần đặc biệt lưu ý trong lúc phân tách giá trị về đường Tâm Đạo là trường hợp trong bàn tay chỉ có một đường duy nhất, thay vì 2 đường Tâm đạo và Trí đạo.

Trường hợp này, dù rằng đường chỉ duy nhất ấy có đóng ở sát thân dưới các ngón tay đi nữa. Hay nói một cách khác là đường duy nhất này đóng trong vị trí của đường Tâm

Đạo vẫn được xem đó là đường Trí Đạo mà không phải là đường Tâm Đạo.