Bí Ẩn Về Tiền Kiếp Hậu Kiếp
Đoàn Văn Thông
---o0o---
Chương 7- Phần I
HiệnTượng Luân Hồi
Giải Thích Một Số Thắc Mắc Của Con Người Từ Cổ Đại Đến Nay.
Các nhà nghiên cứu về hiện tượng luân hồi đã ghi lại một số đặc điểm đáng lưu tâm về vấn đề luân hồi quả báo qua đó giải thích được một số thắc mắc của con người từ lâu.
Nghiệp quả đã tạo thành những phản nghiệp hay quả báo có thể phát sinh nhanh hay chậm.
Nếu phát sinh nhanh thì đó là quả báo nhãn tiền. Trong đời sống hàng ngày ai trong chúng ta cũng đều đã hơn một lần chứng kiến rõ ràng sự kiện này. Vô số thí dụ có thật đã xảy ra chứng minh điều đó. Năm 1964, báo Sài Gòn có đăng tin vặt về một em bé bị điện giật chết. Nguyên nhân xảy ra tai nạn chết người này như sau:
Vườn nhà của gia đình em này có một cây ổi xá lị rất nhiều trái nhưng thường bị trẻ em lối xóm hằng đêm đến hái ăn. Người cha trong gia đình thấy vậy đã giăng ngầm dây điện cao thế vào cây ổi quyết trừng trị các trẻ em trong xóm ban đêm đột nhập vào hái trái. Nhưng rủi thay, một hôm trong nhà quyên rút dây điện khỏi ổ cắm điện. Đứa con trai chủ nhà mới 7 tuổi đi học leo lên hái ổi bị điện giật chết thê thảm. Tại Hoa,năm 1930, báo chí đăng một tin hết sức lạ lùng sau đây: Hôm ấy là một đêm tháng 6 năm 1930, một cảnh sát tuần tiểu tên là Allan Falby thấy một chiếc xe tải lớn chạy quá tốc độ trên đường El Paso nên phóng xe đuổi theo. không may, người tài xế chiếc xe vận tải nhìn qua gương chiếu hậu biết có cảnh sát đuổi theo, sợ quá nên vội vả ngừng xe khiến chiếc xe tuần cảnh của viên cảnh sát tuy đã kịp thời lạng sang bên nhưng lại tông vào lề khiến viên cảnh sát văng ra xe gảy chân và đứt một mạch máu lớn làm máu ra quá nhiều. Người tài xế kinh hoảng nhảy xuống xe và đã dùng một sợi dây vải siết chặt chổ mạch máu bị đứt. nhờ đó mà xe cứu thương đưa nạn nhân về được trạm y tế gần đó để kịp thời cứu chữa
Năm năm sau, Allan Falby lần này vẫn tiếp tục làm cảnh sát tuần tra. Vào một đêm tháng 6 năm 1935 trong lúc Allan Falby đang lái xe trên xa lộ El Paso (cũng tại con đường này vào tháng nay) thì bỗng thấy một chiếc xe vận tải bị lật bên lề. Allan Falby vội vã xuống xe chạy đến rọi đèn xem thì thấy một nạn nhân là một người đàn ông bị thương nặng, máu ra lênh láng. Falby liền lấy một miếng vải dài siết chặt nơi chỗ mạch máu bị đứt để chờ xe cứu thương đến. Nhìn kỹ lại thì địa điểm chiếc xe tải bị lật chính là nơi mà cách đó 5 năm xe của Falby cũng đã bị tông lề và văng ra xe. Tại trạm y tế, Falby càng kinh ngạc hơn nữa khi thấy nạn nhân không phải là ai xa lạ mà chính là người tài xế năm nào đã làm anh ta bị thương suýt chết và điều càng lạ lùng hơn nữa là cả hai đều bị gảy chân và đứt mạch máu lớn (nhưng sau đó đều được cứu chữa và phục hồi sức khỏe mau lẹ).
Ở đây, câu hỏi được đặt ra có phải đây là một sự trùng hợp hy hữu hay đây là một loại quả báo nhãn tiền? Nếu cho là quả báo nhãn tiền thì thật sự ai là kẻ gây ra tội lỗi? Nếu bảo người tài xế biết có cảnh sát rượt theo sao anh ta không chịu tấp vào lề mà lại ngừng xe để gây tai nạn? Có phải anh ta thật sự sợ quá mà trở nên không kịp suy nghĩ hay là do chủ ý? Nếu chủ ý thì tại sao khi thấy người cảnh sát bị thương lại vội vã xuống xe lo việc cứu giúp?
Sự trùng hợp lạ lùng trên cho đến nay vẫn còn gây nhiều thắc mắc ngay cả cho những nhà nghiên cứu về lãnh vực luân hồi.
Câu chuyện có thật trên nếu được liệt vào trường hợp quả báo tức thì là nhờ có hoàn cảnh, điều kiện thuận tiện để quả báo nhất sinh. Nhưng đôi khi nghiệp quả đã tạo xong mà điều kiện chưa có thì vẫn chưa xuất hiện quả báo được. Điều này giải thích vì sao có những người làm ác nhưng vẫn không bị quả báo nào cả. Có khi phải đợi một thời gian rất lâu đương sự mới bị hậu quả của những gì đã làm trước đó trong dân gian có câu "trời có mắt" hay "thiên bất dung gian" hoặc "ngậm máu phun người, trước dơ miệng mình" hoặc "ác giả ác báo"... đều ám chỉ về quả báo nhãn tiền thấy ngay trước mắt. Còn quả báo chờ đợi mà thời gian rất lâu có khi hết một đời người, qua kiếp khác mới trả hay có khi phải qua nhiều kiếp. Trên cõi trần này, đôi khi chúng ta kinh ngạc và nghi ngờ nhiều về thuyết luân hồi quả báo khi thấy những bạo chúa dã man, những kẻ lộng quyền giết người vô tội một cách vô lý cũng như đầy đoạ hàng vạn người... nhưng những kẻ ấy vẫn ung dung sống cuộc đời vương giả, sung sướng hạnh phúc lâu dài cho tới chết và khi chết lại còn được đưa tiễn linh đình, long trọng tới nơi an nghỉ cuối cùng. Điều thắc mắc đó quả thật có lý, nhưng đối với thuyết luân hồi nhân quả thì lại chẳng có gì phải thắc mắc vì theo thuyết luân hồi này, mọi sự việc, mọi hành động của bất kỳ ai đều được ghi nhận một cách rõ ràng để rồi được thưởng phạt một cách công minh chính đại. Nếu bình tâm suy xét thì lý luận sau đây chẳng có gì là sai lệch hay gượng ép mơ hồ.
Lấy thí dụ bạo chúa nào đó. Tại sao người ấy lại được làm vua? Phải chăng nếu xét về mặt lý thuyết luân hồi tái sinh nghiệp quả là do tiền kiếp người ấy đã tạo được nghiệp lành, đã có vô số hành động tốt lành và nhờ đó mà y thừa hưởng được ân huệ tối cao làm vua?
Nhưng trong thời gian làm vua, thụ hưởng được mọi lạc thú trong cuộc sống, thay vì y tạo thêm nhân đức, tạo nghiệp lành tiếp tục thì y lại có những hành động tàn ác của kẻ có quyền uy. Tuy nhiên hoàn cảnh, điều kiện và thời gian để y bị quả báo chưa đến. Luật luân hồi nghiệp quả vô cùng công bằng và chi li, có thể thời hạn được hưởng nghiệp quả tốt lành của y chưa hết hạn kỳ nên y vẫn còn tại vị. Ở đây, có thể trong lúc tại vị, y cũng đồng thời bị nghiệp quả xấu tức thì song song. Tuy nhiên đó là trường hợp tội ác hiện tại mà y gây ra không lớn thì sự kiện có thể xảy ra. Nhưng ở đây, vì trong kiếp hiện tại, y tạo nghiệp ác quá lớn như trường hợp của bạo chúa Tần Thủy Hoàng đốt sách, chôn học trò, đày đọa hàng vạn người xây Vạn Lý Trường Thành, hoặc trường hợp Hitler, một quỉ vương Đức Quốc Xã đã tiêu diệt mấy triệu người vô tội... vì thế có thể chưa có những cơ hội tương xứng với những tội lỗi tày trời của chúng và hơn nữa nghiệp lành từ kiếp trước của chúng vẫn còn nhiều. Có thể sau khi những kẻ ác này chết đi, kiếp sau khi đầu thai trở về chúng vẫn còn hưởng tiếp tục nghiệp lành từ những kiếp trước đó nữa. Lại có những kẻ mà lúc còn sống chúng hành động rất tàn ác, dã man và khi chết hoặc do bị xử tội hay chết sớm, chúng vẫn nuôi trong tâm thức sự tiếc nuối căm hờn không nguôi về những gì chúng đã làm chưa trọn vẹn và chúng thề nguyền với lòng sẽ tiếp tục những hành động dã man tàn ác mà kiếp lai sinh. Cái nghiệp thức và nghiệp lực là động cơ khiến chúng tha hồ mà làm điều tàn nhẫn không gớm tay khi được tái sinh trở lại. Nhà triết học Schopen hauer đã có lần ghi lại một sự kiện tương tự, ở đây lá ý chí phục thù và ý chí phục thù ấy sẽ thể hiện ở kiếp sau khi khi ông kể rằng trong một bài báo Anh (báo The Times) phát hành ngày 29 tháng giêng 1841 mô tả cuộc xử bắn hai người đàn ông Úc Châu về tội giết người: "Hai kẻ sát nhân một già một trẻ mỗi người một phong cách vá ý chí biểu lộ trên nét mặt và cử chỉ. Tên sát nhân trẻ tuổi với gương mắt lầm lì, mắt trắng dã với những đường gân thớ thịt hằn lên ở ngang tai, răng nghiến lại. Cứ nhìn nét mặt hắn bộc lộ lúc đó (bài báo viết) thì "người ta sẽ thấy rõ ràng hắn sẽ tái sinh trở lại một thanh niên da trắng và điều đó làm có cương quyết. Cái cương quyết sẽ thành kẻ sát nhân man dã hơn nữa ở kiếp sắp tới..." Cách đây hơn một thế kỷ, một ác quỷ đã xuất hiện giữa thế gian ngay tại nước Pháp. Tên của hắn là Gilles de Rais với chức vụ Thống chế. Hắn giết người không gớm tay, giết người với hăng say thích thú vùng với sự thèm khát lạ lùng khi trông thấy máu và nhúng tay vào máu. Lúc bị đưa lên giàn hỏa "con quỷ dữ" đã gào lên khủng khiếp cùn với lời nguyền: "Ta sẽ trở lại thế gian này 500 năm sau..." và mới đây. tại Hoa Kỳ xuất hiện một kẻ sát nhân kỳ dị đã gieo bao khủng khiếp trong một ngôi nhà vắng lặng thay vì tòa lâu đài bí mất của thời xưa cổ, con quỷ dữ này có tên là C. Jeffrey Dahmer, hắn giết trẻ con và người lớn, cách giết người của hắn y hệt ác quỷ Gilles de Rais nhưng kinh khiếp hơn, rùng rợn hơn, ghê tởm hơn khi hắn ăn thịt luôn những nạn nhân hắn giết. Điều này khiến người ta nghĩ đến lời nguyền ghê gớm của tên sát nhân cách đây nửa thế kỷ, "ta sẽ trở lại... và tiếp tục công việc của ta hơn cả hôm nay..." Phải chăng Jeffrey Dahner chính là hậu thân của quỷ dữ Gilles de Rais? Ta hãy ngược dòng thời gian để biết cuộc đời ghê tởm của ác quỷ Gilles de Rais:
Chuyện Ngài Thống Chế Nhân Từ.
Đã mấy tháng liền, dân chúng quanh vùng Vendée (thuộc nước Pháp) bàn tán cùng nhau không ngớt về một con người vô cùng giàu có, nhân từ, điềm đạm, gương mẫu, mạnh khỏe và nhất là rất thương yêu con trẻ. Người ấy là thống chế Gilles de Rais, ông từ kinh đô về đây và sống trong tòa lâu đài Tiffanges. Mỗi buổi sáng cũng như buổi chiều, ông đều đi dạo một vòng quanh vùng. Dáng ông cao lớn oai vệ và luôn luôn nghiêm nghị, gặp ai ông cũng đưa tay chào với chiếc ba toong trên tay có lạm ngọc lóng lánh. Mỗi khi thấy bọn trẻ, ông thường dừng lại xoa đầu chúng, ngắm nhìn chúng và không bao giờ giờ quên cho tiền chúng ăn quà. Ông thường âu yếm hỏi chúng có muốn sống chung lâu đài với ông không? Nơi mà đầy đủ các loại đàn, các loại đồ chơi, các vườn cây lạ với đủ thứ chim muông và nhất là đủ thứ đồ ăn. Đứa nào cũng híp mắt gật đầu... Thống chế đã nghiêm túc nói rõ vấn đề này cho cha mẹ chúng trong vùng và ai cũng muốn gửi con mình cho ngài thống chế nuôi dạy. Thống chế Gilles de Rais đã thực hiện điều hứa đó và để có thể dạy dỗ các đứa trẻ có kết quả hơn, ông đã tìm kiếm các cô gái có học có tài để phụ giúp dạy dỗ các em về các lãnh vực ca hát, đàn, múa và học chữ.
Kể từ khi đó, thỉnh thoảng người ta nghe tiếng ca hát, đọc bài của các đứa trẻ phát ra từ các cửa nhỏ của lâu đài. Các bậc cha mẹ có con gửi vào đây đều sung sướng, yên tâm, hãnh diện. Chỉ tội cho những người không có con để gửi đều cảm thấy đau buồn và thua thiệt...
Ai cũng biết thống chế Gilles de Rais là một con người mực thước, nghiêm khắc về việc dạy dỗ dĩ nhiên là ép vào khuôn khổ. Vì thế mặc dầu đã lâu không ai được dịp gặp lại con vào cả những ngày lễ, Tết nhưng ai cũng đều tự an ủi và hy vọng mai sau con cái họ sẽ nên người. Họ chỉ biết tìm con mỗi khi thống chế đi dạo ngang qua. Ông giơ tay lên và nói: "Ồ! con bác ngoan lắm!" thế là họ yên tâm.
Thống chế có ba tòa lâu đài đồ sộ, trang trí cực kỳ xa hoa nhưng không kém phần quái dị. Nhiều cây cối có thân uốn khúc như đang múa bay trên các pho tượng của các vị thánh thần dữ tợn cạnh các hồ nước rêu phong sâu thẳm.
Thế rồi, một đêm trăng sáng, khoảng 11 giờ khuya, một người thợ rừng có việc phải đi qua tòa lâu đài bỗng nghe một tiếng thét vang lên... người thợ rừng kinh hãi chạy lại phía người đàn ông đang gù lưng vừa bò vừa thở, đến bên một mô đất rồi gục xuống. Dưới ánh trăng, người thợ rừng cúi sát xuống cạnh người gù thì thấy người ấy đã chết. Trên lưng ông ta máu chảy đầm đìa, hình như bị đâm nhiều nhát... Người gù chính là gia nhân độc nhất chuyên săn sóc cây cảnh trong tòa lâu đài của thống chế Gilles de Rais.
Ngày hôm sau xác chết biến mất. Một nỗi kinh sợ bao trùm vùng Vendée. Dân chúng sống gần tòa lâu đài bắt đầu lo lắng và bàn tán. Có những điều mà bấy lâu nhiều người nghi ngờ nhưng không dám hé răng... Có người nhất quyết rằng tai mình đã nghe rõ những tiếng rú thất thanh phát ra từ trong tòa lâu đài bí mật vào những đêm khuya thanh vắng và họ còn khẳng định đó là những tiếng thét đầy khủng khiếp chớ không phải tiếng cười hay tiếng hát...
Hãy trở lại từ đầu, nghĩa là từ năm 1427, lúc bấy giờ Gilles de Rais là vị tướng được vua Charles đệ thất vô cùng quý trọng và được phong làm Thống tướng. Năm 1435 ông cáo bệnh xin trở về vùng Vendée và sống ẩn dật trong tòa lâu đài nổi tiếng Tiffanges. Tại đây ông tiêu phí của cải như đổ tiền qua cửa sổ. Ông còn hai toà lâu đài khác nữa là Machecoul và Chambtobe, vợ ông là Catherine de Thouars và con gái là Marie. Thống chế là một người nghiêm nghị và đôi khi dữ tợn. Vợ con ông ít quan tâm đến, về việc gối chăn đối với bà vợ ông lại thường lạnh nhạt. Ông rất thích những gì có tính cách kỳ bí, ma thuật và ghê rợn, sống cạnh ông luôn luôn có hai phụ tá đắc lực đó là Henriet và Poitou, những người này cũng như ông đều có cuộc sống vô cùng bí hiểm khó có ai biết được...
Từ khi xảy ra hiện tượng kỳ lạ về xác chết của người gù biến mất như đã nói trên, dân chúng trong vùng đã bắt đầu nghi ngờ và lo sợ. Cuối thu năm 1440, 12 phụ huynh mà con em họ đều gởi vào tòa lâu đài đệ trình lên nhà vua một đơn thỉnh nguyện yêu cầu điều tra về đời sống các trẻ em trong đó. Nhưng không hiểu vì sao bức thư bị ém nhẹm. Trong khi đó tại lâu đài Machecoul một em bé đi ăn xin tình cờ thấy một cảnh tượng hãi hùng ngay giữa phòng đại sảnh đầy các thây ma của các con trai con gái, tuổi từ 10 đến 12. Em bé này vừa khóc vừa chạy thục mạng ra khỏi lâu đài...
Tên Sát Nhân Bị Bắt
Khắp nơi dân chúng xôn xao bàn tán, phần lớn họ đều cho con vào tòa lâu đài nhờ Thống chế nuôi nấng và dạy dỗ nhưng chẳng có ai thấy con trở về đã mấy năm rồi...
Quận công Jean V ở Bretagner đã nghe báo cáo này từ lâu nhưng còn chần chờ, mãi tới khi nhà vua hạ lệnh phải đem nộp ngay Thống chế Gilles de Rais thì ông này mới chịu ra tay. Trong khi đó các nhân chứng đều tụ tập cả trong văn phòng của Jean de Malstroit, giám mục ở Nantes và là quan tư pháp thượng thư tại tòa án Bretagner. Tất cả đều buộc tội Gilles de Rais là tên sát nhân ghê tởm nhất trên thế gian và yêu cầu thẳng tay trị tội hắn với bản án khủng khiếp nhất. Thế rồi quân đội và nhân viên điều tra đến các toà lâu đài, lục soát khắp nơi, và tội ác ghê rợn nhất do tên sát nhân quái dị này đã được hoàn toàn đưa ra ánh sáng. Ngoài Gilles de Rais người ta còn bắt được đồng bọn trong đó nổi tiếng nhất là Henriet và Poitou.
Trước tòa, bọn sát nhân gục đầu nhận tội và chúng lần lượt khai hết tội ác của mình.
Lời Khai Của Bọn Tội Phạm
Theo lời khai của Gilles de Rais thì hắn bị chứng bệnh loạn dâm và thích mùi máu. Mỗi đêm, trong tòa lâu đài hắn và đồng bọn quây quần lại để cùng nhau làm lễ tôn vinh sự tốt lành ở địa ngục. Hắn thường quỳ xuống nhận rượu thánh và nhìn say xưa các cái đầu trẻ em sắp đều giữa nền phòng, những cái đầu xanh lét và bất động. Trước khi giết các đứa bé hắn thường vuốt ve các em thật lâu và hôn da thịt các em. Hắn khai giết hơn 400 trẻ em phần lớn từ 8 đến 12 tuổi. Số trẻ em bị chết hắn bổ sung bằng cách dụ dỗ con cái của các nhà dân mà hắn ghé thăm. Về sau trẻ em hiếm dần hắn nghĩ đến việc lôi kéo các em đi ăn xin hay các em lang thang ngoài đường. Các cô gái mà hắn đưa vào lâu đài để làm cô giáo cũng bị hắn giết không thương tiếc.
Theo lời khai của hai tòng phạm là Henriet và Poitou thì hai tên này thường sốt sắng theo lệnh của Gilles de Rais. Sau khi tập trung các trẻ em lại cho Gilles de Rais tuyển chọn lấy một (thường là trẻ em 12 tuổi) thì hắn lùa số còn lại vào một trong phòng khác và đóng kín cửa lại. Trong khi đó Gilles de Rais và bọn hắn làm lễ cầu đạo, gọi hồn thánh thần còn em bé thì bị cởi hết áo quần trói giăng tay trên một cái giường rộng để cho Gilles de Rais ngắm nghía, nói những câu đầy ma quái, vuốt tay chân mặt mũi em ra chiều thích thú, rồi hắn ra lệnh cho hai tên này giết em bé. Đôi khi tự tay hắn giết. Sau đó hắn nằm co quắp, trần truồng xuống sàn nhà và ngủ cho tới sáng. Đứa bé bị cắt cổ, cái đầu giữ lại đến sáng hôm sau, còn thân mình thì đem thiêu ngay lò sưởi của căn phòng ngầm trong tòa lâu đài. Sáng hôm sau cả bọn lại vuốt ve cái đầu lạnh ngắt rồi lại làm lễ cầu hồn.
Người gù lo việc săn sóc cây cối trong lâu đài vì tò mò nên đã bị giết chết. Sau đó bọn chúng thủ tiêu xác. Ngoài ra một phù thủy đã giới thiệu cho Gilles de Rais một cô gái tên là Francois Prelati để phụ lực vào việc gọi hồn và thực hiện phép luyện đan nhưng công việc tiếp diễn mãi, công quỹ khô cạn mà chẳng có kết quả gì khả quan cả. Mỗi lần làm phép bọn họ thường kẻ những đường ngang dọc, những vòng tròn trên nền nhà. Trong mỗi vòng tròn có kẻ thập tự giá và những ký hiệu kỳ lạ của người Do Thái xưa cổ. Về sau sự việc bị bại lộ dần lên Gilles de Rais lo sợ cho đem hết xương cốt các em và thiếu nữ đốt ngay tại căn hầm của lâu đài Machecoul. Năm 1440, nhân lễ thánh trong năm. Gilles de Rais lại ra lệnh giết một số lượng rất lớn các trai gái từ 16 đến 18. Đây là những em bé đã đem về nuôi từ năm năm nay. Sai đó lại còn giết thêm nữa. Các xác bị chặt ra làm đôi và bày la liệt trên sàn của căn phòng lớn trong tòa lâu đài để làm lễ tôn vinh các thánh thần.
Giờ Đền Tội
Phiên toà kéo dài mấy ngày liên tục trước sự tham dự của hàng vạn dân chúng. Với các tội trạng rành rành đầy ghê tởm của bọn sát nhân. Tòa tuyên án xử tử hình tên Gilles de Rais bằng hình thức treo lên giảo đài và thiêu sống, còn hai tên ác ôn Henriet và Poitou cũng bị hình phạt tương tự. Những người sống trong lâu đài không nhúng tay vào vụ sát nhân thì bị mấy năm tù và hoặc tha bỗng tuỳ theo tội trạng liên quan.
Đúng 11 giờ ngày 26 tháng 10 năm 1440, dân chúng lũ lượt kéo nhau đến một khu đất rộng để xem tận mắt cuộc xử tội ba tên sát nhân mà đứng đầu là tên Gilles de Rais; tên sát nhân quái dị. Sau các lời cầu nguyện Gilles de Rais bước lên giảo đài. Người ta cột dây ở lưng để treo hắn lên giá cao và thòng lọng nơi tròng vào cổ hắn. Dưới chân là đống củi lớn sẳn sàng được bén lửa. Hồi chuông báo tử và gọi hồn vang lên giục giã. Ngọn lửa được châm vào đống củi và bùng cháy hừng hực bốc lên bao lấy tên tử tội. Người ta nghe tiếng hét hắn thất thanh trong lửa và khói "ta sẽ trở lại thế gian này năm trăm năm sau... ta sẽ trở lại" Sau đó hai phụ tá ác ôn là Henriet và Poitou cũng lần lượt đưa lên giàn hỏa và bị đốt cháy thành than,kết thúc cuộc đời của những tên độc ác và tàn bạo... Đó là chuyện có thật xảy ra cách đây năm thế kỷ.
Rồi vào năm 1950 báo Paris Match của Pháp lại đăng tin về việc xử tử một tên tội phạm nổi danh giết người không gớm tay. Khi ra pháp trường hắn đã thét lên câu "tao sẽ trở lại, rồi tao sẽ trở lại tàn sát hết!" trước khi gục ngã trước đội hành quyết.
Nghiên cứu về lịch sử các tội phạm đông tây kim cổ, không hiếm những trường hợp tương tự. Những kẻ giết người trước khi đền tội không phải luôn luôn đều ăn năn sám hối, hoặc ghê tởm trước những hành động dã man của mình mà trái lạ, đôi khi còn căm thù, khinh ngạo, tức tối như tuồng những gì chúng đã gây ra và vẫn chưa làm chúng hài lòng và trước khi chết chúng vẫn còn ân hận chưa thực hiện hoài bão tàn khốc của mình và nuôi dưỡng trong tâm lòng khát khao được tiếp tục gây tội ác. Chắc chắn những "ác quỉ" này khi tái sinh sẽ làm khổ vô số người. Nhiều người đã tin rằng, những kẻ cuồng sát dã man, kỳ dị ấy khi đầu thai lại, chúng đã làm đúng ước nguyện của chúng. Những kẻ giết người không gớm tay hay cả những đồ tể, những đao phủ say sưa với công việc "xử tử" những tù nhân, những tội phạm, phải chăng đó là những kẻ sát nhân được tái sinh trở lại từ kiếp trước?
Các nhà nghiên cứu về tội ác đã nhận xét rằng những đao phủ từ cổ đại đến nay phần lớn có truyền thống gia đình. André Obrecht là đao phủ nổi tiếng lầm lì nhất thế gian, chỉ riêng trong giai đoạn hành nghề chặt đầu người tại Pháp, ông ta cũng đã chém đầu 322 tử tội. Người cha của Obrecht cũng đã hành nghề đao phủ từ năm 1694. Khi người cha qua đời, Obrecht nối nghiệp cha và đã làm rơi đầu không biết bao nhiêu người từ năm 1922 đến năm 1976. Trong suốt 54 năm trời, Obrecht đã xử tử đủ hạng người; nào là kẻ sát nhân ghê tởm, kẻ phạm tội chính trị, nam có, nữ có, già có, trẻ có và cũng có vô số người vô tội. Mặc dầu không tin thuyết luân hồi tái sanh nhưng qua 54 năm hành nghề đao phủ, Obrecht đã đệ đơn từ chức sau khi chém đứt đầu một nữ tù nhân tên là Louise Giraud mà tiếng kêu gào khủng khiếp của bà này hình như không tắt bên tai hắn. Hắn rên rỉ: "tôi chán, tôi sợ và tôi ăn năn!..."
Các Chu Kỳ Lịch Sử Và Thời Đại Có Liên Hệ Đến Sự Chuyển Sinh.
Nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới, các nhà sử học, địa lý học, xã hội học, phong tục học... nhận thấy có những giai đoạn thời gian liên quan đến sự phát triển hay suy thoái về nhiều mặt. Dân số, phong tục, nền văn minh... cũng như cả về mặt khí hậu, thiên tai (động đất, núi lửa, sóng thần, lũ lụt, đất chuồi, hạn hán).
Đối với các nhà nghiên cứu về hiện tượng luân hồi, qua các tài liệu thu thập được từ cổ đại đến nay, họ đã tìm hiểu phân tích một số trường hợp đặc biệt có liên quan giữa những sự chuyển sinh của hàng loạt linh hồn với những thời gian và thời đại tương ứng. Từ lâu nhiều người đã thắc mắc rằng nếu quả thật có số mệnh, có luân hồi thì tại sao lại có trường hợp hai trái bom nguyên tử của Mỹ đã tiêu diệt hai thành phố Hiroshima và Nagazakji của Nhật Bản và giết chết một lúc hàng chục vạn người? Tại sao hàng triệu người dân Do Thái bị đưa vào phòng hơi ngạt của Đức Quốc Xã để chết một cách tức tưởi? Chỉ riêng ở trại giam Auschwitz cũng đã có trên một triệu người bị giết. Những trường hợp ấy thuyết luân hồi quả báo giải thích ra sao?
Trở lại trường hợp của người Hoa Kỳ có khả năng biết được tiền kiếp của người khác khi ông đưa họ vào giấc ngủ thôi miên ông Edgar Cayce đã thu thập được vô số trường hợp khác nhau về những gì liên hệ tới hiện tượng đầu thai và quả báo mà tài liệu có khoảng 30.000 hồ sơ còn lưu trữ tại viện nghiên cứu các hiện tượng siêu hình ở Virginia Beach thuộc tiểu bang Florida. Chính nhờ các tài liệu này mà nhà biên soạn Gina Cerminara đã có thể viết lời giải thích tuy không phải là tất cả và hữu lý tuyệt đối cho những câu hỏi trên. Câu trả lời sẽ là có những nhóm linh hồn đầu thai hàng loạt trở lại để sống trên quả đất và theo thời gian đã định, theo hoàn cảnh thời đại, môi trường, những con người ấy sẽ gặp nhau cùng một nơi chốn nào đó để một lần hay lần lượt chịu quả báo. Điều này giải thích được nguyên nhân nào có sự chết đồng loạt: Như trận động đất ở Nhật Bản năm 1923 đã giết hại hơn 140.000 người (đó là chỉ riêng ở thành phố Tokyo thôi). Hay trận động đất ở Lisbon, Portugal năm 1755 đã khiến 60.000 người chết... Riêng ở Ý, trận phun lửa của hỏa diệm sơn Venus chôn vùi toàn bộ thành phố Pompeii với hàng vạn dân cư. Tro nóng của núi lửa đã khiến cho nhiều người chết nhanh đến độ có người vẫn giữ nguyên dáng đứng, ngồi hay biểu lộ các cử chỉ hốt hoảng, kinh hoàng... sau này khi khai quật thành phố trở lại mới thấy rõ điều đó.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong trường hợp gọi là chết đồng loạt ấy thật sự đôi khi vẫn còn một số người hoặc duy nhất còn một người sống sót. Trường hợp này được giải thích qua nhiều lập luận.
Thứ nhất có thể những người còn sống sót chưa đến hạn kỳ phải chịu đại nạn. Có người còn sống sót nhưng đôi khi họ lại còn bị đau khổ đày đọa hơn những người đã chết trước đó. Trong một trại giam người Do Thái của Đức Quốc Xã, có lần hai tù nhân vượt trại trốn vào rừng. Sau bao gian nan nguy hiểm, một người bị quân Đức bắt lại, người thứ hai thoát được. Khi trở về trại thì những người bị giam trong các căn trại ấy đã bị bỏ vào lò hơi ngạt hết. Bọn Đức liền đẩy người này vào nhóm người Do Thái thứ 2 ở những trại kế tiếp để chờ đợi ngày vào phòng hơi ngạt.